Hồ Xuân Hương

Tổng quan về Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Hồ Xuân Hương rộng 32 ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm trên độ cao 1478m, là trái tim của thành phố Đà Lạt.

Lịch sử hình thành của hồ, trái tim Đà Lạt

Ngày xưa, nơi đây vốn là vùng đầm lầy mọc cỏ lác dùng để dệt chiếu và ruộng lúa của người Lạch sản xuất ven dòng suối Đạ Lạch (nay gọi là suối Camly).

Hồ Xuân Hương Đà Lạt

Năm 1919, theo sáng kiến của công sứ Cunhac trong chương trình xây dựng Đà Lạt, kỹ sư công chánh Labbé xây dựng một đập nước từ nhà Thủy Tạ đến gần ngã tư các đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thái Học, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng tạo thành một hồ nước. Người Pháp gọi hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn).

Cảnh Hồ Xuân Hương

Năm 1921 – 1922, theo lệnh của công sứ Garnier, đập nước được dâng lên và nối dài thêm.

Từ năm 1953, Grand Lac được đổi thành hồ Xuân Hương. Nơi đây chính là nơi xuất danh xưng Đà Lạt là danh thắng đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia vào ngày 06/11/1988.

Hoàng hôn trên hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương ngày nay

“Vòng đua quanh hồ Xuân Hương” đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình TP.HCM hàng năm, được truyền hình trực tiếp. Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng.

Hằng năm, vào dịp từ Noel đến Tết Nguyên đán là Mai Anh Đào lại nở rực ven hồ rất lãng mạn.

Bản đồ đến Hồ Xuân Hương

4/5 - (4 bình chọn)

Gửi bình luận của bạn