Khu du lịch Lá Phong
Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch Lá Phong Đà Lạt do Công ty TNHH Vĩnh Xuân (Đà Lạt) đầu tư xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng vôi người xem bằng những mảng xanh mưổt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo, với vốn đầu tư lên đến 100 tỷ đồng.
NỘI DUNG CHÍNH
Nét nổi bật của khu du lịch Lá Phong Đà Lạt
Nét nổi bật và làm nên sự khác biệt để hấp dẫn du khách. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa những công trình kiến trúc bên trong khu du lịch, như: Quần long hội tụ, nhà trống, nhà mái, nhà nấm, suối địa đàng, suối mơ, địa đàng trong lòng đất, đường hào hoa… với thiên nhiên tự tạo, gồm: hơn 2.000 cây lá phong, khoảng 20.000 cây tùng bút, 500 cây anh đào, hàng trăm cây lá kim đặc hữu quý hiếm của Đà Lạt, cùng với hơn 2.000 cây chè Shan tuyết, nhiều loài thảo dược và nhiều loài hoa khác… và gắn với những câu chuyện cổ tích của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và phỏng sinh học.

khu du lịch Lá Phong Đà Lạt
Kiến trúc độc đáo và lạ lẫm
Nổi bật giữa “Khu du lịch có rừng lá phong tự trồng lớn nhất Việt Nam”, là ngôi nhà 132 mái (được đặt tên là nhà “mái”) với kiến trúc độc đáo, lạ lẫm, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thông. Căn nhà mái có diện tích rộng khoảng 300 m2, tòa nhà với 132 mái cũng là biểu tượng của 132 chiếc lá phong đặt trên nền mô phỏng của một kim tự tháp. Theo chủ nhân, sỏ dĩ tòa nhà được thiết kế như vậy là để kết hợp năng lượng kim tự tháp thời đại mới với lá phong tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc, sức khỏe và sự may mắn. Bên trong công trình này là nơi trưng bày 80 bức tranh chủ đề “lá phong” cùng với 800 chậu hoa treo, trên 100 chậu hoa bằng gốm sứ có nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong nhà, chủ nhân còn khéo léo thiết kế thành khu shopping, nơi ăn uống, sân khấu.

ngôi nhà 132 mái
Bên cạnh nhà “mái” là căn nhà “trống” với hình thù nhu một chiếc trống, có 20 “mặt trống” làm bằng kính chịu lực, mô phỏng những bức tranh mặt nước sẽ tạo ra nhiều hình ảnh và màu sắc khác nhau khi cường độ ánh sáng bên ngoài khác nhau, đặc biệt là lúc bình minh hay hoàng hôn… Theo chủ nhân (bà Lê Thị Ngọc Trinh) cho biết ý tưởng thiết kế nhà trống được nảy sinh từ truyện cổ tích của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chuyên kể, có một trận đại hồng thủy nhấn chìm mọi vật, mọi sinh linh, chỉ còn lại một đôi nam nữ trôi dạt cùng một cặp chó, một cặp gà, một cặp trâu, một cặp lợn… nhờ chui vào những chiếc trống được giằng buộc nhau mà sống sót.
Kết hợp tổng thể
Đường hầm từ nhà Trống ra đến cổng được đặt tên “Địa đàng trong lòng đất” với các dấu ấn, như: Khu hostel “Phố cổ”, có sức chứa khoảng 60 khách – “Phố cổ” với các mái hiên, cửa sổ, đèn đường, lối đi lắt léo…tạo nên một không gian độc đáo; Dọc theo lối đi của “Phố cổ” là 148 bức tranh về hoa dại của Đà Lạt theo chủ đề “Cõi Hồng Hoang” được nhiếp ảnh gia MPK – Phước Khùng ghi lại; Xen lẫn là những tượng đất nung “Địa đàng”; Quầy bar trong lòng đất…

Suối cá khu du lịch Lá Phong
Ngoài các công trình độc đáo như nhà “trống”, nhà “mái”, chủ nhân còn xây dựng cả nhà nấm, suối địa đàng, suối mơ, hồ cá, đường hào hoa… Ý tưởng xây dựng các công trình trên đều được lấy từ những chuyện cổ tích và phỏng sinh học.
Bản đồ đến khu du lịch Lá Phong Đà Lạt
Cô Điệp- ĐT 0909916118, 4 năms cách đây
giá vé hiện tại tháng 6 là bao nhiêu
H v hậu, 5 năms cách đây
Giúp dùm giá vé của khu lá phong và khu hoa sơn điền Trang
Dalat Trip, 5 năms cách đây
giá vé Lá Phong là 50,000vnd bạn nhé