Phát triển du lịch Đà Lạt gắn với làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống là một trong những đặc trưng của nông thôn Việt Nam, gắn với đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư nên có sức hấp dẫn du khách, nhất là du khách nước ngoài.

Các làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư nên nó còn được xem như là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn. Trên thực tế, đã xuất hiện khái niệm “du lịch làng nghề”, ở đó hai loại hình kinh tế là du lịch và nghề truyền thống cùng phát triển nhờ mối quan hệ “cộng sinh”. Sản phẩm từ các làng nghề truyền thống luôn bao gồm cả giá trị vật thể và phi vật thể, theo đó cũng trở thành hàng hóa, thành sản phẩm du lịch. Hiện nay, du lịch làng nghề đang trở thành một xu hướng trong phát triển du lịch; đồng thời trở thành một giải pháp hữu hiệu trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nên các thương hiệu du lịch.

làng hoa Vạn Thành

làng hoa Vạn Thành

Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ: “Tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với du lịch của địa phưong với mục tiêu nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn”. Thực hiện đề án này, toàn tỉnh đã khôi phục được 28 làng nghề, tập trung hỗ trợ đầu tư 12 làng nghề gắn với du lịch. Từ đó, hình thành nên các tuyến, điểm du lịch gắn với các làng nghề, như:

Làng hoa Vạn Thành, Làng hoa Thái Phiên, cưa lọng chạm bút lửa, hoa khô, tranh hoa (Đà Lạt); dệt thổ cẩm ỏ Bor Neur c, rượu cần Lang Biang (Lạc Dương); dệt thổ cẩm ở K’Long (Đức Trọng); dệt lụa (Lâm Hà); đúc nhẫn Bạc của người Chu Ru; làm bánh tráng tại Lạc Lâm (Đơn Dương), sản xuất mây tre ở Đạ Huoai…

Thời gian gần đây, du lịch làng nghề của tỉnh đang có những bước chuyển biến tích cực hơn

Bước đầu đã hình thành một số điểm đến như: Khu Du lịch nông nghiệp công nghệ cao Xuân Hương gắn với Khu Du lịch hồ Than Thở; Khu Du lịch nông nghiệp công nghệ cao Trại Mát gắn với tuyến đường sắt cổ và chùa Linh Phước; Làng nghề thổ cẩm Bor Neur c gắn với Khu Du lịch Lang Biang huyền thoại; Làng nghề ươm tơ dệt lụa (Lâm Hà) gắn với thác Voi hùng vĩ…

làng nghề bánh tráng Lạc Lâm

làng nghề bánh tráng Lạc Lâm

Bên cạnh đó, 41.708 cơ sở ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho trên 200.000 lao động. Riêng 28 làng nghề tại các thôn, buôn, xã, phường, thị trấn thu hút trên 4.000 hộ với khoảng hơn 7.000 nghệ nhân, lao động tham gia. Tuy nhiên, phần lớn các làng nghề vẫn còn ít người biết đến. Theo số liệu thống kê, trong số 5,4 triệu lượt khách du lịch đến vối Lâm Đồng trong năm 2016 thì mới có khoảng 400.000 lượt (gần 8%) tham quan hoặc kết hợp ghé thăm các làng nghề truyền thống.

Sản phẩm làng nghề của Đà Lạt – Lâm Đồng rất đa dạng

Song ít có sản phẩm mang thương hiệu vùng hoặc quốc gia, vì các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề có quy mô nhỏ lẻ. Mới chỉ có rau – hoa Đà Lạt, cà phê Arabica Cầu Đất, trà B’Lao (Bảo Lộc), lúa gạo Cát Tiên mang thương hiệu.

Từ thực tế cho thấy, chỉ có những làng nghề truyền thống nằm gần trung tâm, gần các trục đường giao thông môi dễ dàng trong xây dựng các tour du lịch. Các nơi khác, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực du lịch tại nhiều làng nghề còn thiếu và yếu. Hoạt động giúp du khách trải nghiệm hầu như chưa được quan tâm nên chưa tạo được sức hút. Tại một số làng nghề, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm xử lý thường xuyên nên khó phát triển du lịch.

Thời gian gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ 3,4 tỷ đồng để mở các lớp đào tạo nghề; tổ chức truyền nghề cho các thế hệ kế cận; đầu tư máy móc, trang thiết bị, công cụ, nguyên liệu đầu vào; tìm kiếm thị trưòng trong và ngoài nước thông qua các hội chợ – triển lãm; giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại để phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm của các làng nghề, nghề truyền thống… nhằm khai thác hiệu quả tiẻm năng du lịch làng nghề, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch.

làng nghề nuôi tằm

làng nghề nuôi tằm

Tuy nhiên, để du lịch và làng nghề phát triển, chính quyền các huyện, thành phố nên chủ động thành lập các trung tâm phát triển làng nghề; tổ chức lại sản xuất; tư vấn phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với đó, cần hỗ trợ xây dựng dự án phát triển du lịch làng nghề theo hướng mở các lớp hướng dẫn, tập huấn, tham gia các hội chợ – triển lãm giới thiệu sản phẩm và có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Các ngành Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa – thể thao – du lịch cần tăng cường công tác phối hợp, cùng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, xây dựng các cửa hàng bán đồ lưu niệm ngay tại làng nghề để phục vụ du khách. Cần có chính sách ưu tiên các nguồn lực nhất định để triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020, trong đó ưu tiên vốn cho phát triển du lịch làng nghề. Ngoài nguồn ngân sách, khuyến khích các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, coi đây là nhân tố chủ yếu trong phát triển du lịch làng nghề xứng tầm và đạt hiệu quả cao. Trong xu thế phát triển mới, tỉnh cần có cơ chế khuyến khích thành lập các hội, hiệp hội làng nghề, nhất là các nhóm du lịch làng nghề để ưu tiên phát triển. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng cùng vôi hiệp hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường, đầu mối tổ chức các tour đưa du khách đến với các làng nghề…

Có thể khẳng định, phát triển loại hình du lịch làng nghề mang lại lợi ích kép là vừa tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc và những giá trị văn hóa truyền thống.

Long Châu

4.7/5 - (3 bình chọn)

Gửi bình luận của bạn