Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Câu chuyện của vườn Quốc gia Cát Tiên
Tục truyền, nơi đây có nàng tiên thường xuống hạ giới để vui đùa và tận hưởng dòng nước trong mát, nên được gọi là “Nam Cát Tiên”. Vườn quốc gia Cát Tiên là công trình khảo cổ có giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng lớn để có thể xác định được sự tồn tại, nguồn gốc của một vương quốc đã bị lãng quên hơn 1.300 năm. Được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển của thế giới.
Tổng quan về vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 70.54ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai: 39.108ha, phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng: 26.969ha; phần diện tích thuộc tỉnh Bình Phước: 4.469ha. Trụ sở chính của Vườn Quốc gia Cát Tiên đặt tại huyện Tân Phú, Đồng Nai và một Ban quản lý tại xã Phù Mỹ – huyện Cát Tiên.
Khu vườn có phong cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi lại có các dòng suối chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xóa trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo thành những bãi cát vàng rộng.
Hệ thực vật có hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan,…
Về động vật có 62 loài thú, 121 loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi,…
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đền thờ vật linh thuộc nền văn hóa Phù Nam trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) tại khu vực đầu nguồn sông Đồng Nai. Đó là khu đền thờ được xây bằng gạc thô, bệ, khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các Linga bằng vàng hoặc bằng vàng bịt bạc, một Linga – Yoni cao 2,1m, đường kính 1,7m bằng đá xanh mài bóng, lớn nhất Đông Nam Á cùng hơn một trăm miếng vàng có chạm hình mô tả cảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen…
Bản đồ đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên