Đà Lạt phát triển du lịch bền vững gắn với xuất khẩu tại chỗ

Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ du lịch mà các hoạt động “xuất khẩu tại chổ” được đẩy mạnh, góp phần thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho địa phương, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng giá trị hàng hóa cho từng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác du lịch phát triển còn là cơ hội để các hoạt động kinh doanh hàng hóa được đẩy mạnh, là tiền đề để du khách quốc tế giới thiệu có hiệu quả các sản phẩm hàng hóa đến với các nước trong khu vực và thế giới. Đây còn là hình thức quan trọng, là cơ sở cho việc đẩy mạnh các quan hệ đầu tư, thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu tại chổ nói riêng và xuất khẩu ra thị trương thế giới nói chung.

Thế mạnh về du lịch là cơ sở quan trọng để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu tại chỗ

Lâm Đồng là địa phương có nhiều tiềm năng với các sản phẩm đa dạng về hình thức và phong phú về chủng loại, như: trà, cà phê, rau, hoa, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến… mang sắc thái đặc trưng riêng. Đặc biệt có những sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, được sách kỷ lục Việt Nam và Châu Á xác lập. Do đó tận dụng một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch là cơ sở quan trọng để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu tại chỗ, thúc đẩy phát triển kinh tế đa phương diện.

vườn rau xà lách Đà Lạt

vườn rau xà lách Đà Lạt

Từ thực tế cho thấy, muốn phát triển du lịch theo hương bền vững. Đòi hỏi địa phương, ngành du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phải tuân thủ các vấn đề về: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, khả năng của nguồn tài nguyên trong phát triển các loại hình du lịch, mức độ tác động lên hệ sinh thái và văn hóa, mức độ tiêu dùng và sử dụng, tác động tiêu cực của các chất gây ô nhiễm, hiệu quả của việc sử dụng vật liệu và năng lượng, hoạt động quản lý, các mức độ hướng đến tương lai của chiến lược và kế hoạch…Đối với Lâm Đồng, trong quá trình phát triển và xây dựng sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao (gọi tắt là du lịch canh nông), cần quan tâm thêm: Khái niệm về du lịch canh nông, định nghĩa nguồn tài nguyên phục vụ du lịch, yêu cầu cần cho sự phát triển du lịch, thế nào là sản phẩm – thị trường, những thách thức và cơ hội cho cấc điểm đến, cơ sở hạ tầng và vai trò của doanh nghiệp, đơn vị tham gia, các chiến lược nhằm quảng bá du lịch canh nông, cuối cùng là chính sách hỗ trợ và sự tham gia của doanh nghiệp.

Chiến lược “xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch”

Một xu thế mối – một hướng đi mới. Đó là, “xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch”. Theo thống kê, năm 2016 lượng khách du lịch đến Lâm Đồng khoảng 5,4 triệu lượt. Trong đó: khách quốc tế ưôc đạt 270 ngàn lượt; khách lưu trú đạt 3,6 triệu lượt. Với những lợi thế đó, nếu làm tốt chiến lược “xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch” sẽ góp phần phát triển kinh tế của nhiều thành phần, giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao giá trị hàng hóa. Thay vì, chỉ sản xuất hàng hóa, chỉ bán các sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Người dân có thể đồng thời kinh doanh sản phẩm vối kinh doanh dịch vụ tham quan quy trình sản xuất các loại sản phẩm này, để du khách có thể trải nghiệm những điều mới mẻ. Như vậy, tất cả các địa phương có làng nghề truyền thống, có sản phẩm đều có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ mà không qua thời kỳ phát triển công nghiệp. Điển hình như mô hình liên kết giữa các công ty du lịch với nhà vườn để đưa du khách đến tham quan và mua sắm trực tiếp tại Cụm du lịch nông nghiệp khu phố Hồ Xuân Hương, du khách được tham quan và mua sắm tại vườn Bí ngô khổng lồ, vườn lan Ysa Orchid (Sang Còi), vươn dâu tây của Cty TNHH Sinh học sạch (Biotresh), Hiệp Lực, HTX nông nghiệp Tân Tiến, làng hoa Thái Phiên; mô hình quảng bá thương hiệu chè của công ty Tâm Châu (Tp. Bảo Lộc), Long Đỉnh (Lâm Hà), mô hình lụa tơ tằm của cơ sỏ sản xuất Cương Hoàn ( H. Lâm Hà), hay mô hình cà phê sạch của cô gái K’ho với thương hiệu coffee K’Ho ở Lạc Dương…

nông trường nhà máy chè

nông trường nhà máy chè

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, hoạt động ngoại thương luôn chiếm một vị trí quan trọng và có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương. Trong đó, xuất khẩu đã được thừa nhận và trở thành một hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó, “xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch” là động lực chính đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Đồng thòi, “xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch” còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý nguồn nhân lực… của các địa phương trong tỉnh.

Với những lợi thế về thiên nhiên, về tiềm năng thương mại và du lịch cùng vơi chính sách thu hút đầu tư thân thiện. Tương lai không xa, ngành du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng sẽ thực sự là ngành kinh kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Long Châu

4.3/5 - (3 bình chọn)


Gửi bình luận của bạn