Lâm Đồng vùng chuyên canh rau hoa lớn nhất Việt Nam

Lâm Đồng có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đât đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện khí hậu phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là những loại nông đặc sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới.

Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 49.089 ha diện tích đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chiếm 17,8% diện tích đất canh tác. Trong đó diện tích canh tác rau 17.072 ha, hoa 3.572 ha được ứng dụng và sản xuất theo hướng công nghệ cao. Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của chính quyền và các ngành chuyên môn. Hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau hoa từng bước đã được chú trọng, về sản xuất giống cây trồng: Hiện nay, các giống mới được nhập nội có năng suất cao, chất lượng tốt được ứng dụng rộng rãi; trên 90 % giống phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giống nhập khẩu; nhiều loại giống mới, lạ được đưa vào sản xuất như cà chua tím, bí khổng lồ, rau cải xoăn Kale thu hoạch thời gian lâu, dưa Pepino phục vụ cho tham quan du lịch…

Lâm Đồng chuyên canh rau hoa

Lâm Đồng chuyên canh rau hoa

Công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ ghép đã tạo ra các loại cây giống sạch bệnh có tính đồng nhất và ổn định về năng suất, chất lượng; Vùng rau, hoa chuyên canh đã thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất giống, về trang thiết bị, máy móc công nghệ cao được đầu tư cho sản xuất như: Máy gieo hạt, nhà kính hiện đại, màng phủ đất, màng phủ nhà kính, công nghệ thông tin điều khiển tự động, công nghệ đóng gói bao bì, máy móc phân loại nông sản và xử lý sau thu hoạch; công nghệ bảo quản hoa khô V.V.; Công nghệ về giá thể, vật liệu mới gồm: màng phủ plastic 3-5 lốp, chất tạo ẩm độ, polymer… Về phương pháp canh tác: ứng dụng phưdng pháp canh tác tiên tiến như trồng cây thủy canh (6,5 ha rau), trồng cây trên giá thể (41 ha) có xu hướng gia tăng. Về ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất với các thiết bị hiện đại, như: Máy làm đất, máy vào bầu, máy gieo hạt, máy phun thuốc Bảo vệ thực vật, máy bơm nước, khâu thu hoạch có máy gặt đập liên hợp, máy hái chè…

Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, đóng gói được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy và phát triển
16 nhãn hiệu, thương hiệu nông sản của Lâm Đồng trên thị trương trong và ngoài nưởc. Gắn với mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp đã quan tâm đến công nghệ chế biến bảo quản và đóng gói sản phẩm, đã đầu tư vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch để tăng tuổi thọ của nông sản tới tay người tiêu dùng luôn đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản phẩm như: Sử dụng máy rửa rau, củ quả, dùng các khay xốp bọc lớp màng co có tính thẩm thấu làm cho sản phẩm được tươi lâu hơn, công nghệ hút chân không, dùng hộp plastic cứng để bảo quản cho rau quả đỡ bị dập, dùng các rổ nhựa để vận chuyển thay vì dùng các giỏ tre trước đây.

Việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã đưa giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác tăng cao về năng suất và giá trị. Đặc biệt năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 11.000 ha đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 700 ha đạt doanh thu từ 1 -3 tỷ đồng, cá biệt có khoảng 10 ha là diện tích sản xuất giống, cây dược liệu, đông trùng hạ thảo, hoa chậu cao cấp, cây cảnh cho doanh thu trên 3 tỷ đồng/ha/năm.

Những năm tiếp theo, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn Lâm Đồng đến năm 2020 và góp phần xây dựng vùng rau-hoa Lâm Đồng trở thành thương hiệu số 1 ở Việt Nam với phương châm “Doanh nhân làm nông dân – Doanh nghiệp làm nông nghiệp”. Trong đó, cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt động, như:

Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành; ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất đồng bộ, hiện đại;

Hình thành các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;

Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, mỏ rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;

Thực hiện canh tác theo hướng bền vững, thích ứng với sự biến đổi khí hậu; khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đồng thời thực hiện tốt các giải pháp cải tạo môi trường;

Phát triển nông nghiệp gắn vổi du lịch: Xây dựng các mô hình cảnh quan kết hợp với sản xuất nông nghiệp bền vững, sản xuất cây đặc sản, cây dược liệu, các loại rau hoa đặc trưng của địa phương, các sản phẩm làng nghề truyền thống kết hợp với các tour du lịch trải nghiệm thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân đồng thời đa dạng hoá các loại hình du lịch…

Long Châu

4.5/5 - (2 bình chọn)


Gửi bình luận của bạn