Núi Voi
Giới thiệu về Núi Voi ở Đà Lạt
Quanh Đà Lạt, ngoài rặng núi Lang Biang còn có rặng núi Voi cao 1.756m nằm về phía Tây và Nam. Núi Voi được nhắc nhở nhiều qua các truyện cổ, truyền thuyết của các dân tộc Nam Tây Nguyên, có quan hệ mật thiết với người dân bản địa trong việc chống xâm lược bảo vệ quê hương Đà Lạt.
Câu chuyện của Núi Voi
Theo truyền thuyết cổ của người Lat, chuyện xảy ra tứ xa xưa, thuở đó cầm thú, hoa cỏ còn cảm thông với con người, nghe và nói được tiếng người và khi đó các dân tộc còn sống riêng rẽ, tại vùng La Ngư Thượng có chàng trai tên là Lang là tù trưởng của bộ tộc Lát. Chàng có một sức khỏe phi thường, chàng rất thông minh và rất thương người, có tài chinh phục thú rừng ngay cả loài voi, thú dữ như hổ, rắn,… Năm mười bốn tuổi, chàng đã chinh phục được 2 con voi dữ ở làng La Ngư Hạ đến phá phách buôn làng. Chàng đã khuyên bảo hai con voi trở về làm việc thiện cho buôn làng cũ. Năm Lang hai mươi tuổi, một hôm tình cờ Lang cứu được nàng Bian xinh đẹp là con gái của tù trưởng K’jrềnh thuộc tộc Sre khỏi sự tấn công của rắn hổ tinh và cáo, sói trong khu rừng mà Bian đi hái quả. Từ đó, sau buổi gặp của trai tài gái sắc, hai người đã thương yêu nhau tha thiết cho dù khác bộ tộc và ở xa nhau. Chuyện Bian thương yêu Lang lan truyền đi khắp núi rừng La Ngư Thượng. Cỏ cây, muôn thú đều vui mừng hoan hỷ và đón chờ ngày vui, náo nức nhất là hai chú voi ở La Ngư Hạ, từ ngày từ biệt Lang đã nghe lời chàng đi làm biết bao việc thiện, chở gỗ về cho dân làng làm nhà, làm cầu bắc qua suối,…hai chú voi rất mong đến ngày cưới của Lang và Bian để có dịp được gặp chàng báo công và chúc mừng lễ cưới. Nhưng đám cưới của Lang và Bian đã không bao giờ xảy ra. Khi Bian xin cha là tù trưởng K’jrềnh về việc nàng bắt Lang về làm chồng, ông K’jrềnh đã không đồng ý chỉ vì tục lệ không cho phép con cháu Lát được nhận vào con cháu Sre. Mặc dù Bian đã nài nỉ: “Băp (cha)”. Nghe cha nói vậy, Bian đã đau đớn và nức nở: “ nếu không bắt được Lang làm chồng thì từ nay con không bắt ai làm chồng nữa, con sẽ trọn đời với Lang”.
Thế rồi Bian đã báo cho Lang biết đám cưới của họ không thành. Khi nghe Bian kể lại, đứng trên dải La Ngư Thượng, ánh mắt Lang xa xăm nhìn về một dải La Ngư Hạ buồn rầu nói với Bian: “Anh biết hiện nay các tộc người chúng ta còn có nhiều luật tục vô lý. Chúng ta phải chống lại những luật tục vô lý đó và cả những kẻ làm cho buôn làng chúng ta đau khổ”. Bian cũng gật đầu đồng ý. Sau đó, Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau trên một đỉnh núi mặc cho đêm xuống, sương rơi. Đôi người yêu nhau quyết định ở bên nhau cho đến chết. Muôn loài toàn vùng La Ngư Thượng cử tang. Đáng thương nhất là hai chú voi, những tưởng đi dự đám cưới của Lang và Bian đến ngang Liên Khương thì hay tin Lang và Bian đã chết. Hai chú voi đau đớn cố gắng vượt một đoạn đường đến gần núi Ba Thao ( Prenn) thì kiệt sức, quỵ xuống, chết hóa thành hai ngọn núi Voi. Trong đám tang, tù trưởng K’jrềnh bộ tộc Sre cũng có mặt. Ông hối hận về sự tối tăm, hủ lậu của mình. Theo ước nguyện của hai người khi chết, ông đã họp các tù trưởng con cháu, thống nhất lại, xóa bỏ những hiềm khích về trước.
Nguồn: DALAT Du lịch Lâm Đồng, 1986, Số 1
Bản đồ đến Núi Voi