Lễ hội mừng lúa mới của người K’Ho ở Lâm Đồng

Cũng giống như các tộc người sinh sống lâu đời ở vùng Tây Nguyên Việt Nam, hằng năm cứ vào khoảng tháng 12 (tháng 10 âm lịch) người K’Ho thường tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Đây là một lễ hội lớn trong năm và rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người K’Ho. Lễ hội được tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh.

Thời điểm để tổ chức lễ hội mừng lúa mới

Khi mùa màng đã được thu hoạch xong, thóc đã về kho; đây cũng chính là thời điểm bà con trong buôn làng chọn để tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Tuy nhiên tùy theo vụ mùa năm đó được nhiều hay ít mà lễ hội lớn hay nhỏ. Lễ hội diễn ra trong 7 ngày nhưng chỉ có 3 ngày chính thức còn lại là thời gian dành cho việc chuẩn bị. Trước ngày diễn ra lễ hội chính thức già làng phân công cho các thành viên trong làng theo từng nhóm để chuẩn bị các vật dụng và đồ cúng, ẩm thực cho cả cộng đồng trong những ngày lễ hội. Thường thì đàn ông, thanh niên khỏe mạnh, khéo léo thỉ lo việc dựng và trang trí cây nêu; nhóm phụ nữ lo chuẩn bị rượu cần, gà, gạo để đồ xôi và làm bánh nếp, quấn thuốc rê… những người già thì lo việc bày biện đồ tế lễ, trang phục và các vật dụng cần thiết cho buổi lễ kiêm kiểm tra công tác chuẩn bị. Mọi ngưòi trong làng cùng nhau tham gia chuẩn bị lễ hội trong 7 ngày. Ngoài việc làm một cây nêu lớn ở giữa làng mỗi nhà còn phải trồng một cây nêu nhỏ bằng cây vông để trước nhà.

Lễ hội mừng lúa mới của người K'Ho

Lễ hội mừng lúa mới của người K’Ho

Nghi lễ được diễn ra ở mỗi gia đình và ở địa điểm chung của làng (nơi đặt cây nêu lớn) thường là một bãi đất trống giữa làng.

Trước khi tiến hành lễ chính: người ta còn phải thực hiện các nghi lễ như: nghi lễ dựng cây nêu để mời gọi, chào đón các Yàng (thần linh) về dự hội. Trong các nghi lễ này ngoài các sản vật như xôi, bánh nếp, rượu cần người ta còn giết gà lấy máu bôi lên cây nêu tưới rượu cần lên cây nêu với ý nghĩa cho các thần linh ăn uống, hưỏng thụ những thành quả gặt hái mùa màng của dân làng trong năm qua.

Tại mỗi gia đình trong buôn làng cũng làm một nghi lễ riêng

Trước vách của gian chính trong nhà, phía dưới bàn thờ thường được trang trí bằng một bộ Nhồng-ôi và JỜ-rong- kơ-lừng vẽ các hoa văn hình học vối hai mầu chủ đạo: đỏ, đen và vắt những tấm thổ cẩm đẹp nhất cùng hình con chim, con chuồn chuồn, con ếch ( những con vật gần gũi gắn với mùa màng) được đan bằng tre hoặc lồ ô. Mỗi gia đình chuẩn bị thịt gà, nấu xôi, làm rượu cần… mời bà con đến làm lễ và ăn uống. Khi lễ, chủ nhà thổi tù và 3 tiếng dài rồi khấn:

“Xin Yàng phù hộ cho năm trước được như vậy, năm sau được nhiều hơn nữa, súc khỏe tăng thềm, nhà được yên lành…”

Sau đó chủ nhà bôi tiết gà, đổ rượu cần vào bàn thờ, chiêng choé treo trong nhà để mổi các Yàng (thần linh). Những vị khách mởi cũng đuợc chủ nhà dùng lông gà chấm tiết gà (vật hiến sinh) lên trán để cầu mong thần linh phù hộ ban cho sức khỏe và mọi sự tốt lành.

Mọi người cùng nhau ăn uống, đánh cồng chiêng, thổi kèn bầu, múa hát, bàn về công việc của vụ mùa năm sau vối mong muốn có một mùa sau bội thu.

Đoàn Bích Ngọ

5/5 - (1 bình chọn)


Gửi bình luận của bạn